Chào mừng đến DTGENTA.COM

AN TÂM CANH TÁC KHI QUẢN LÝ TỐT RẦY NÂU GÂY HẠI

Phần lớn diện tích lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang là giai đoạn đòng – trổ của lúa hè thu, chiếm khoảng 30% trên tổng diện tích. Đây là thời kỳ quan trọng bậc nhất của lúa và rất nhạy cảm với rầy nâu.

Trong chuyên mục Nghề Trồng Lúa Việt Nam thực hiện ở chủ đề rầy nâu, PGS.TS Phạm Văn Huỳnh cho biết: “cả giai đoạn ấu trùng, sau khi nở ra tầm 1 ngày là rầy nâu đã bắt đầu chích hút làm cho cây lúa héo sau đó khô dần và nặng hơn là cháy rầy, ngoài vấn đề ăn phá gây cháy rầy thì nó còn có khả năng mang mầm bệnh virus”.

Rầy nâu có tên khoa học là Nivaparvata lugens (Hemiptera: Delphacidae). Bên cạnh cây lúa lúa, rầy nâu còn xuất hiện trên lúa hoang và các ký chủ phụ như: cỏ lồng vực, cỏ gấu.

Rầy nâu xuất hiện và tấn công trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng của lúa. Đặc biệt, từ giai đoạn đòng - trổ, cả ấu trùng và thành trùng rầy nâu đều chích hút nhựa cây. Chính điều này đã làm cản trở sự di chuyển nhựa nguyên và nước lên phần trên của cây lúa, làm cây lúa bị khô héo, nếu mật số quá cao sẽ gây nên hiện tượng “cháy rầy”.

Tùy điều kiện về môi trường cũng như giống lúa mà rầy nâu có vòng đời vào khoảng 25 – 30 ngày, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì chỉ sau 4 – 5 ngày là rầy nâu trưởng thành đã có khả năng đẻ hàng trăm quả trứng vào bẹ lá lúa. Sau 5 – 6 ngày thì trứng sẽ nở thành rầy non tuổi 1 (còn gọi là rầy cám) và trải qua các lần lột xác để trưởng thành, ban đầu rầy non sẽ có màu trắng sữa, về sau sẽ xám dần rồi chuyển thành nâu nhạt hoặc nâu đen. Từ khi còn rất nhỏ đến khi trưởng thành rầy nâu đều có thể cắn phá cây lúa khiến cây sinh trưởng kém, tại những nơi rầy chích còn tạo cơ hội thuận lợi để những đối tượng khác như nấm bệnh, vi khuẩn tấn công tạo thêm áp lực lớn cho lúa.

Khi rầy nâu tấn công bà con cần đặc biệt quan tâm bởi chúng chích hút mạnh khiến cây lúa khô héo, song song đó còn đáng lo ngại hơn bởi khả năng lây lan các bệnh hại virus nguy hiểm, đặc biệt là vàng lùn và lùn xoắn lá. Đến nay thì các loại bệnh virus vẫn chưa có thuốc trị.

Trong quản lý dịch hại nói chung và rầy nâu nói riêng thì kỹ thuật canh tác là yếu tố quan trọng hàng đầu. Trước hết bà con phải gieo sạ né rầy theo lịch xuống giống ở từng địa phương để tránh lần gây hại đầu tiên. Tiếp theo là không nên sạ dày và phải bón phân cân đối để ruộng được thông thoáng, giúp cây lúa khỏe mạnh, hạn chế thu hút rầy nâu. Nếu 

mật số rầy cao đến ngưỡng 3 con/tép thì lúc này bà con cần sử dụng thuốc ngay để nhanh chóng hạ mật số, dập tắt sự gây hại nghiêm trọng của rầy. Phải tuân thủ 4 đúng khi phun thuốc để vừa đạt hiểu quả, vừa tiết kiệm và hạn chế sự kháng thuốc của rầy. Cần chọn đúng loại thuốc đặc trị rầy nâu từ đơn vị uy tín theo đúng liều lượng khuyến cáo, phun khi rầy tuổi 2 – 3 và nên dâng nước, hạ vòi phun để thuốc tiếp xúc với rầy. Một lưu ý dành cho nhà nông là trong điều kiện ruộng sạ quá dày, chân ruộng nhiều lá ủ, lúa ở giai đoạn trổ có xuất hiện rầy gối lứa cần kết hợp nhiều biện pháp trong xử lý, nên tăng lượng thuốc và lượng nước khi phun để đảm bảo hiệu quả trừ rầy.

Nhà nông có thể lựa chọn Laroma 70 WP (Sạch Rầy Tận Gốc) – 22g cho khâu quản lý rầy nâu hại lúa. Sản phẩm là sự kết hợp của hoạt chất chết nhanh Nitenpyram và hoạt chất lưu dẫn mạnh Pymetrozine. Laroma 70 WP (Sạch Rầy Tận Gốc) – 22g có cơ chế tác động độc đáo giúp nhà nông quản lý rầy nâu hiệu quả. Rầy sẽ chết nhanh sau khi phun Laroma 70 WP (Sạch Rầy Tận Gốc) – 22g bên cạnh đó thuốc còn có đặc tính lưu dẫn mạnh với hiệu lực kéo dài giúp bảo vệ lúa tốt hơn. Thành phần phụ gia tiên tiến giúp không nóng lúa kể cả khi phun ở thời kỳ trổ nên bà con có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng.

Kết nối với chúng tôi:

Đăng kí nhận tin:
0933.373.318
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon