Giá lúa gạo 25/4 không biến động tại tất cả giống lúa, gạo, nếp được khảo sát. Theo ghi nhận, hiện thị trường lúa gạo các tỉnh ĐBSCL sôi động hơn khi lúa Đông Xuân đang được thu hoạch, giá lúa tăng nhẹ.
Tại An Giang, giá lúa (25/4) đi ngang trên diện rộng. Cụ thể, lúa IR 50404 chững lại ở mức 5.500 - 5.600 đồng/kg, Nàng Hoa 9 tiếp tục thu mua với giá 5.900 - 6.000 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang ở mức 11.500 - 12.000 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 ghi nhận khoảng 5.800 - 5.900 đồng/kg và lúa Nhật có giá từ 8.000 - 8.500 đồng/kg.
Các giống lúa OM hôm nay không có điều chỉnh mới. Cụ thể, lúa OM 5451 duy trì trong khoảng 5.600 - 5.700 đồng/kg, OM 380 đứng yên tại mốc 5.500 - 5.600 đồng/kg và OM 18 giữ mốc 5.800 - 5.900 đồng/kg.
Giá nếp hôm nay đứng yên. Trong đó, giá nếp AG (tươi) đang là 5.600 - 5.700 đồng/kg, nếp Long An (tươi) có giá là 5.600 - 5.850 đồng/kg và nếp ruột giữ nguyên giá thu mua ở mức 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Bảng giá lúa gạo 25/4 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Giá gạo tại chợ An Giang tiếp tục ổn định trong hôm nay. Gạo thơm Jasmine đang có giá là 15.000 - 16.000 đồng/kg, Sóc thường tiếp tục giữ mốc 13.500 - 14.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài đi ngang khi thu mua với giá 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài chững lại, giữ mức 19.000 đồng/kg và gạo trắng thông dụng đang có giá 14.000 đồng/kg.
Theo Bộ NN&PTNT, trong Quý I, tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo đạt 1,48 triệu tấn với 715 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và tăng 10,5% về giá trị so cùng kỳ năm 2021. Các chuyên gia cho rằng, giá gạo tiếp tục xu thế tăng vì tác động giá lương thực thế giới tăng sẽ ảnh hưởng đến giá gạo xuất khẩu, theo báo Vĩnh Long.
Theo giới chuyên gia, giá gạo sẽ còn tiếp tục xu thế tăng, vì tác động giá lương thực thế giới tăng sẽ ảnh hưởng đến giá gạo xuất khẩu. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu gạo trong năm nay sẽ thuận lợi hơn so với năm 2021. Nguyên nhân là do nhiều thị trường đang hồi phục sau đại dịch COVID-19, nhiều chuỗi cung ứng vốn từng bị đứt gãy do đại dịch đang được kết nối lại giúp cho sức mua bán tăng lên.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá xuất khẩu gạo ngày 13/4 của nước ta đang dẫn đầu trong các nước lớn xuất khẩu gạo. Cụ thể, gạo 5% tấm đạt 415 USD/tấn và 395 USD/tấn với gạo 25% tấm.
Còn theo Bộ NN&PTNT, trong quý I, tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo đạt 1,48 triệu tấn với 715 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và tăng 10,5% về giá trị so cùng kỳ năm 2021. Các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia, Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt.
Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) tiếp tục mang lại cho gạo Việt Nam nhiều cơ hội lớn, đặc biệt là các loại gạo chất lượng cao. Cụ thể, sau một năm thực thi Hiệp định EVFTA, xuất khẩu gạo nói riêng của Việt Nam đang dần khẳng định chỗ đứng tại thị trường EU bởi chất lượng gạo của Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng được cải thiện. Các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao như ST24, ST25, Jasmine… được người dân khu vực này ưa chuộng.
Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 sang thị trường EU sẽ đạt tối thiểu 60.000 tấn, đặc biệt tại các thị trường truyền thống như Đức, Italy, Ba Lan…
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho hay, giá gạo Việt Nam trong nhiều năm gần đây luôn đạt giá trị cao và hiện đang cao hơn giá gạo Thái Lan. Bởi, Việt Nam đã chú trọng đến cơ cấu giống, các giống đặc sản, lúa thơm được đưa vào canh tác đã giúp khẳng định thương hiệu gạo Việt ở nhiều thị trường “khó tính”. Điều này lý giải vì sao giá gạo Việt Nam cao hơn một số nước xuất khẩu truyền thống nhưng người tiêu dùng thế giới vẫn chọn ký hợp đồng nhập khẩu gạo Việt Nam.
Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết (https://doanhnghiep.kinhtechungkhoan.vn/gia-lua-gao-hom-nay-254-giu-on-dinh-trong-phien-dau-tuan-4220224251271282.htm)
Kết nối với chúng tôi: